Những thực phẩm giúp con thông minh từ trong bụng mẹ
Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thật tốt
Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.
Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai mức khác nhau:
Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được. Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Nghén quá mức: Nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là “chết đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh… Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai… Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Ăn cá đều đặn giúp mẹ bầu sinh con thông minh
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên rằng nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, ít nhất là 3 bữa cá/ 1 tuần để có thể sinh con thông minh hơn, khỏe mạnh hơn do trong cá có chứa rất nhiều axit béo omega-3 và DHA sẽ giúp thúc đấy sự phát triển trí não, cải thiện trí nhớ cho không chỉ thai nhi và cả mẹ bầu nữa đấy. Các loại cá mà mẹ bầu có thể lựa chọn để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cá hồi, cá thu, cá cơm, cá ngừ,… Bên cạnh đó, vào 3 tháng cuối của thai kì, ngoài việc ăn đều đặn 3 bữa cá/1 tuần, mẹ bầu nên uống thêm dầu cá nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện não bộ của thai nhi nữa nhé, có như thế mới giúp mẹ bầu sinh con thông minh vượt trội đấy.
Rau bina là thực phẩm giúp mẹ bầu sinh con thông minh
Có lẽ, trong các loại rau màu xanh đậm thì rau bina được xem là lành tính nhất và chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt cho trí não cao nhất. Với rau bina mẹ bầu có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như nấu canh, xào, luộc,… để ăn đều đặn ít nhất 3-4 bữa/ 1 tuần để có thể cung cấp cho thai nhi nguồn axit folic, vitamin B, sắt phong phú nhé, trong khi những dưỡng chất này lại cực kỳ quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trí não, giúp mẹ bầu sinh con thông minh đấy.
Cử chỉ vỗ về của mẹ
Những cử chỉ vỗ về của người mẹ dành cho thai nhi trong bụng có tác dụng rất lớn với bé. Dù bàn tay mẹ chưa thể trực tiếp chạm vào thân người con, song các động tác xoa dịu từ bên ngoài giúp em bé cảm thấy thoải mái và ấm áp từ bên trong. Đây cũng là một cách để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ.
Xem thêm: Bật mí bí quyết cho con bú đúng cách
Giao tiếp với bé
Thai nhi trong bụng mẹ có thể nghe thấy bất cứ âm thanh nào từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả giọng nói của mẹ. Chính vì vậy người mẹ nên siêng nói chuyện với con hơn, hát hay chơi đàn cho bé nghe nếu bạn có chút năng khiếu âm nhạc. Sự giao tiếp gần gũi sẽ kích thích đáng kể mối liên kết giữa mẹ và con.
Ca hát
Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, cha mẹ có thể tự soạn một số ca khúc và hát cho con nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến khả năng học toán của trẻ sau này.
Tập thể dục
Với những bài tập dành riêng cho bà bầu (chẳng hạn như yoga) vừa giúp thai phụ có một thân hình dẻo dai, săn chắc, giảm thiểu sự căng thẳng, ngăn chặn những triệu chứng thường gặp như phù nề, ốm nghén vừa tốt cho sức khỏe của đứa con trong bụng. Lưu ý: Ở mỗi giai đoạn mang thai sẽ có các bài tập khác nhau để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bà bầu, do đó tốt nhất trước khi tập nên hỏi ý kiến bác sĩ.