Những sai phạm của chủ bãi rác Đa Phước

Theo thông tin từ tin tức hàng ngày Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có diện tích 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007.

Trong kết luận của Thanh tra TP HCM đầu năm 2016, giá xử lý rác tại Đa Phước cao hơn tất cả các đơn vị khác. Trong đó, cùng là công nghệ chôn lấp nhưng thành phố áp dụng giá xử lý một tấn rác với VWS cao hơn 67.384 đồng (tương đương 3 USD) so với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị thành phố. Với đơn giá này, chỉ tính riêng việc chuyển 2.000 tấn rác mỗi ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp (đã được UBND TP HCM quyết định đóng cửa) về Đa Phước, mỗi năm ngân sách thành phố phải chi thêm khoảng 48 tỷ đồng.

Chênh lệch giá được giới chuyên gia về môi trường tính toán TP HCM đang cho VWS xử lý 5.000 tấn mỗi ngày, tức là mỗi năm phải chi nhiều hơn cho công ty này 3 triệu USD “và việc đó đã kéo dài gần chục năm nay là điều vô lý”.

Bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây mùi hôi khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.

Đến cuối tháng 9/2016, chính quyền TP HCM xác định mùi hôi mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước, đồng thời cam kết sẽ cùng doanh nghiệp khắc phục.
Thứ nhất, không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Cụ thể, VWS không xây lắp, cải tạo các Module xử lý nước rỉ rác với tổng công suất là 6.080 m3/ngày đêm theo cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt.

Tại thời điểm kiểm tra, VWS chỉ có các Module xử lý nước thải với công suất thiết kế là 4.280 m3/ngày đêm của Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt công suất 3.000 tấn/ngày; không xây lắp bổ sung công trình xử lý nước thải cho Dự án nâng công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt lên 10.000 tấn/ngày, dẫn đến hiện nay đang lưu giữ trái quy định 700.000 m3 nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Với hành vi này, VWS bị phạt tiền 300 triệu đồng; đồng thời phải khẩn trương hoàn thành và vận hành thường xuyên các công trình xử lý nước thải, đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh của dự án phải được xử lý đúng quy chuẩn kỹ thuật. VWS cũng phải thường xuyên vận hành Trạm quan trắc nước thải tự động liên tục, đảm bảo truyền dữ liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM để được giám sát.

Đồng thời báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm nêu trên về Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM và Tổng cục Môi trường trước ngày 31/8/2017 để kiểm tra, xác nhận theo quy định.

Vi phạm thứ hai là không thực hiện một trong các nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu trong quyết định phê duyệt ĐTM (không thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại hồ chứa nước rỉ rác tập trung theo cam kết mà lưu giữ nước rỉ rác tại ô chôn lấp số 2). Vì vậy VWS bị xử phạt hành chính với số tiền 110 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu chấm dứt việc lưu giữ nước thải trái quy định và khẩn trương xử lý toàn bộ khối lượng nước rỉ rác đang lưu chứa tại ô chôn lấp số 2.
Hai vi phạm này bị xử phạt lần lượt là 418 và 750 triệu đồng. Nước thải của công ty đều được xả ra kênh Rạch Ngã Cạy.

Ngoài số tiền xử phạt lên tới hơn 1,585 tỉ đồng cho 5 vi phạm trên, công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam còn phải báo cáo kế hoạch khắc phục về Sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM và Tổng cục Môi trường trước ngày 30-6 để kiểm tra, giám sát. Việc hoàn thành khắc phục các hậu quả vi phạm phải được báo cáo trước ngày 31-8.